Lịch sử của khái niệm Mu (lục địa)

Augustus Le Plongeon

Augustus Le Plongeon

Ý tưởng về Mu xuất hiện lần đầu tiên trong các tác phẩm của nhà khảo cổ học Augustus Le Plongeon (18251908), một nhà du hành thế kỉ 19 và cũng là nhà văn người đã có các nghiên cứu riêng của ông về các di tích của nền văn minh MayaYucatán. Ông tuyên bố là đã dịch được chữ viết Maya cổ đại, và rằng những văn bản tiếng Maya nói rằng văn minh Maya ở Yucatán là xưa hơn những văn minh sau này của AtlantisAi Cập, và thêm vào đó kể về câu chuyện về một lục địa Mu còn xa xưa hơn nữa, và lục địa này cũng bị chìm giống như là trường hợp của Atlantis, và những người sống sót đã lập ra văn minh Maya.

Le Plongeon thật ra tạo ra tên "Mu" từ việc dịch sai một văn bản cổ được gọi là Troano Codex năm 1864, sử dụng ký tự de Landa. Mu được cho là chỉ đến Atlantis, Le Plongeon cho là vậy; ông ta cũng cho rằng Hoàng hậu Moo ở Trung Mỹ 30.000 năm về trước lập ra các nền văn minh Atlantis và Ai Cập.[7]

James Churchward

Lục địa biến mất này sau đó được phổ biến hóa bởi James Churchward (18511936) trong nhiều tập sách, bắt đầu với Lost Continent of Mu, the Motherland of Man (Lục địa Mu bị mất, đất mẹ của loài người) (1926), The Children of Mu (1931), The Lost Continent Mu (1931), và The Sacred Symbols of Mu (1933). Churchward cho rằng Mu là nơi ở của nền văn minh Naacal đã tiến hóa cao. Những cuốn sách này bây giờ vẫn còn người đọc, nhưng chúng không được xem là khảo cổ học nghiêm túc, và ngày nay có thể tìm thấy trong các nhà sách dưới thể loại 'New Age' hay 'Tôn giáo và tâm linh'.

Kemal Atatürk

Trong thập niên 1930, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là Mustafa Kemal Atatürk đã khuyến khích nghiên cứu về Mu và các lục địa biến mất khác, trong hi vọng tìm ra mối liên hệ giữa văn minh của người Turkic và các văn hóa cổ đại khác, như là người Uyghur, Ấn Độ, Maya, và Aztec.[8]

Các tác giả khác

Mu được xem là Lemuria trong 3 cuốn sách của Robert SheaRobert Anton Wilson tựa là Illuminatus!, trong cuốn của Martin Gardner tựa là Fads and Fallacies in the Name of Science, và trong cuốn của Jeno Csicsaki tựa là Mu, az emberiseg szulofoldje.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mu (lục địa) http://www.cnn.com/video/#/video/world/2007/08/24/... http://www.davidmetraux.com/daniel/docs/alfred/alf... http://www.flickr.com/photos/8772408@N06/sets/7215... http://books.google.com/?id=3YHwFivT-ykC&pg=PA153 http://books.google.com/?id=fSbRZunGbF4C&pg=PA59 http://books.google.com/?id=oB7pBZ3s6dIC&pg=PA220 http://books.google.com/?id=x74RAAAAYAAJ http://www.reuters.com/article/lifestyleMolt/idUSS... http://www.truvayayinlari.com/mu.asp http://www.morien-institute.org/yonaguni_schoch1.h...